Hẳn là tình yêu của cha mẹ đối với con cái, với tư cách là dạng thức yêu thương vĩ đại nhất trên đời, sẽ là dạng thể hiện rõ rệt nhất ý nghĩa của cụm từ “vô điều kiện” trong đó.
Một trong những điều tuyệt vời nhất mà tôi học được trong chặng đường đồng hành cùng tự kỷ là việc tự thay đổi quan điểm (thậm chí nói rộng hơn là nhân sinh quan- thế giới quan) của mình về nhiều thứ trong cuộc sống.
Mình bắt đầu để ý, suy ngẫm và tích lũy từng chút một những điều mà bản thân mình hy vọng mọi người xung quanh có thể làm để giúp hành trình của gia đình mình dễ chịu và hạnh phúc hơn.
Có những thành viên rất quan trọng trong các gia đình có con tự kỷ nhưng lại thường không được chăm sóc một cách phù hợp, đó là anh/chị/em của đứa trẻ tự kỷ ấy - những đứa trẻ “bình thường” sinh trưởng trong một gia đình “đặc biệt”.
Tất cả những gì mình chia sẻ chỉ là những gì mình đã và đang trải qua, từ đó tìm hiểu xem điều gì phù hợp với Bill và có lẽ phù hợp với một số các trẻ khác.
Thời điểm Bill đi học mầm non được hơn nửa năm mà vẫn không có tiến bộ mấy, và các biểu hiện “lạ” của con ngày càng xuất hiện nhiều hơn, mình bắt đầu lo lắng hơn nhưng cũng chẳng biết làm thế.
Ngày Bill bắt đầu có vấn đề về giao tiếp (khoảng 12 tháng), mình tin chắc rằng nguyên nhân của biểu hiện kém giao tiếp, kém kỹ năng của con là vì ở nhà con xem Youtube quá nhiều và chẳng hề được dạy các kỹ năng mới.
Bực mình vì người ta chẳng hiểu gì về tự kỷ mà cứ dùng thuật ngữ ấy một cách bừa bãi. Buồn cười vì ngẫm lại ngày xưa mình cũng đâu có hơn gì, nếu như con mình không phải là trẻ tự kỷ thì có lẽ mình cũng mãi mãi duy trì suy nghĩ sai lầm ấy thôi.